Nhà truyền thống – NOTT-MT-01

Zoom

Thông tin dự án

Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt thường đơn giản. Trong khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm: nhà, sân, vườn, ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian gồm: gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, những gian bên là nơi nghĩ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Sân để phơi và để sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, nhà ở của tửng vùng miền cũng mang nhiều nét đặc trưng khác nhau.

Thông tin dự án

Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở truyền thống miền trung là tổng thể ngôi nhà bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề. Trong đó, nhà trên là nơi tôn nghiêm đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới là không gian sinh hoạt dành cho các thành viên trong gia đình. Tại miền Trung, nhà trên và nhà dưới thường được thiết kế vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trước nhà.  Đa số nhà ở miền Trung được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi.
 
Diện tích của nhà ở miền trung cũng lớn hơn nhiều so với miền bắc. Nhà trên thường được xây dựng từ năm đến bảy gian và nhà dưới thì từ ba đến năm gian. Không gian nhà trên cũng được thiết kế bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ của gia đình.
 
Nhà miền Trung chủ yếu được xây dựng bằng hệ thống kèo chống làm trụ. Cấu trúc kèo chống có đặc trưng đó là các thanh kèo được đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái nhà liên kết các đầu cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm phía dưới được gác lên đuôi của thanh kèo nằm phía trên.  Nét đặc trưng này đã được thể hiện thông qua chính tên gọi của nó (nhà kèo).
 
Ngoài ra, nhà ở truyền thống miền Trung còn có các loại nhà khác như:  Nhà rọi hay nhà nọc ngựa ứng với hình thức trúc có một cột nằm chính giữa chống trực tiếp với nóc nhà. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem kỹ thuật xẻ mộng đầu cột – một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền bắc du nhập vào miền trung. Nhờ việc áp dụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian miền Trung được xây dựng với qui mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân gian tại miền bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng vào đầu cột.
 
Nhà ờ truyền thống miền Trung là nét duyên xưa, nét đẹp văn hóa mà người miền Trung xưa để lại cho bao đời sau. Thông qua việc tạo nên những ngôi nhà truyền thống vô giá, Giữ gìn, bảo tồn và phục dựng đúng cách những ngôi nhà truyền thống cũng là một nét đẹp, một sự kế thừa truyền thống văn hóa của cha ông ta từ xa xưa để lại.

Công trình đã xem

No recently viewed posts found